IoT cũng là ngành mang lại khoản lương đáng kể cho những kỹ sư IoT. Theo khảo sát của website payscale.com, mức lương của kỹ sư IoT có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành công nghệ thông tin. Ở Mỹ, một kỹ sư IoT trung bình nhận được 110.000 USD/năm. Ở Anh là 49.000 USD, còn ở Đức là hơn 62.000 USD
Với sự phát triển của Internet và smartphone, tablet và những kết nối không dây, Internet of Things đang dần thay đổi cuộc sống của con người. Kể từ cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, Internet of Things (IoT) cùng với AI, Blockchain, Virtual Reality và Augmented Reality, Robot Process Automation, Machine Learning đã trở thành những xu hướng công nghệ được thế giới quan tâm. Dường như chỉ vài thập niên nữa thôi, chúng ta sẽ sống trong một thế giới mà mọi vật đang được kết nối với nhau và hoạt động qua giọng nói của con người - hệ thống đèn tắt mở tự động, nhạc tự phát, các vật dụng tự làm việc. Những gì được thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng đang dần trở thành hiện thực với công nghệ IoT.
Nhiều năm nay, Việt Nam đã bắt đầu chuyển mình nhằm bắt kịp sự chuyển giao công nghệ này. Từ năm 2017, cụm từ "Internet kết nối vạn vật" đã thường xuyên được nhắc đến trong các hội thảo khoa học, diễn đàn kinh tế hay chương trình đối thoại.
Theo kết quả điều tra về xu hướng mới nhất và những chuyển biến trong tương lai của nguồn nhân lực IT được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản thực hiện vào năm 2016, lĩnh vực IT vốn từ lâu đã thiếu hụt nhân lực, ngành nghề trong tương lai sẽ cần bổ sung một nguồn lực lớn cả về lượng và về chất là các ngành kỹ thuật IT công nghệ cao như: Big data, Trí tuệ nhân tạo (AI), IOT, Robot. Con số thiếu hụt của ngành Kỹ thuật IT công nghệ cao được dự đoán vào năm 2020 lên đến khoảng 48,000 người.
Sự phát triển của công nghệ, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu, công nghệ đám mây cũng ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ đã triển khai những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực này.
Nông nghiệp là lĩnh vực được áp dụng IoT nhiều nhất tại Việt Nam. Đơn cử như công nghệ IoT dựa trên cảm biến của BOSCH cho phép quản lý nông trại lớn một cách hiệu quả từ giai đoạn trước khi gieo trồng, trước và sau thu hoạch. Ngoài ra hệ thống giám sát kho lạnh giúp theo dõi các sản phẩm dễ hư hỏng để đảm bảo độ tươi và chất lượng dinh dưỡng.
Nguồn lực về nhân sự đang là thách thức lớn đối với doanh nghiệp tại Việt Nam. Kỹ sư IoT luôn trong tình trạng thiếu hụt và chuyên môn chưa cao. Nói riêng về số sinh viên ĐH và CĐ về ngành CNTT, mỗi năm có 40,000 sinh viên tốt nghiệp, nhưng chỉ có 5,000-6,000 sinh viên đủ trình độ để làm việc trong thị trường toàn cầu, theo chia sẻ của ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch FPT Software.
Với nhu cầu phát triển mạnh như thế, chắc chắn thị trường nhân lực của ngành hứa hẹn sẽ còn tiếp tục bùng nổ trong những năm tới.