Trường Đại học Công nghệ Thông tin (CNTT) và Truyền thông Việt-Hàn, Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) (sau đây gọi tắt là VKU) vừa tổ chức thành công Hội thảo khoa học quốc gia về CNTT và ứng dụng trong các lĩnh vực lần thứ X (CITA-2021), cùng với đó là Tọa đàm kết nối, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số lần thứ II với sự phối hợp của CLB các trường, viện, khoa đào tạo, nghiên cứu CNTT và truyền thông (FISU).
Ban Giám hiệu Nhà trường đồng chủ trì
Hội thảo CITA-2021 tại điểm cầu VKU
Phát biểu khai mạc Hội thảo CITA-2021, PGS.TS. Huỳnh Công Pháp-Hiệu trưởng VKU đã nêu bật mục đích, ý nghĩa của sự kiện được tổ chức thường niên, truyền thống, đến nay qua 10 lần tổ chức ngày càng uy tín, chuyên nghiệp trở thành điểm đến quy tụ đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân, bắt kịp xu thế và yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, qua đó thể hiện vai trò, sứ mệnh của VKU nói riêng, ĐHĐN nói chung đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, tích cực đóng góp phát triển vùng và đất nước.
PGS.TS. Huỳnh Công Pháp
Hiệu trưởng VKU phát biểu khai mạc
Nhân dịp này, Hiệu trưởng VKU nồng nhiệt chào mừng, trân trọng cám ơn lãnh đạo các tổ chức, hiệp hội, ĐHĐN và cộng đồng doanh nghiệp, các trường, viện, khoa và các nhà khoa học, chuyên gia trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng CNTT trong nước, quốc tế đã tham dự, góp phần vào thành công chung của chuỗi sự kiện.
GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Thành,
ĐH Bách khoa Wroclaw (Ba Lan)
báo cáo tại Phiên toàn thể
Tại Phiên toàn thể, các đại biểu được nghe, thảo luận báo cáo khoa học đề dẫn của GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Thành, Trường ĐH Bách khoa Wroclaw (Ba Lan) đề cập các vấn đề mới, có tính thời sự về xu thế phát triển, ứng dụng CNTT, truyền thông và kinh tế số, trọng tâm về chuyên đề Phân tích dữ liệu từ mạng xã hội, ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và Khoa học máy tính.
Hội thảo tổ chức trực tuyến với
phiên toàn thể và 10 phiên chuyên đề
Với hơn 100 công trình nghiên cứu, bài báo khoa học của hơn 300 tác giả/nhóm tác giả trong và ngoài nước (40% bằng tiếng Anh) được phản biện nghiêm túc, công tâm và khoa học, đã có 55 công trình báo cáo tại 10 phiên chuyên sâu theo hình thức trực tuyến với các chủ đề như: Khoa học dữ liệu và AI; Xử lý ảnh và ngôn ngữ tự nhiên; Công nghệ phần mềm và Hệ thống thông tin; Kinh tế số; Mạng truyền thông; Chuyển đổi số và Đô thị thông minh…
Toàn cảnh Toạ đàm trực tuyến kết nối thúc đẩy
KHCN và chuyển đổ số miền Trung-Tây Nguyên
05 bài báo chất lượng xuất sắc, tiêu biểu được tuyển chọn công bố trên Chuyên san các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông (ISSN 1859-3526), Tạp chí Thông tin và Truyền thông của Bộ Thông tin và Truyền thông; các bài báo khác được đăng tải trên Kỷ yếu Hội thảo CITA-2021 (ISBN 978-604-84-5998-7). Bên cạnh đó, còn có 17 báo cáo (trình bày Poster Presentation tại Hội thảo) được đăng tải trên Kỷ yếu Hội thảo CITA-2021.
GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy-Chủ tịch
FISU Việt Nam phát biểu tại Toạ đàm
Nhân dịp này, VKU chủ trì, phối hợp với FISU Việt Nam tổ chức Tọa đàm kết nối và thúc đẩy phát triển KHCN và chuyển đổ số khu vực miền Trung-Tây Nguyên lần thứ II với sự tham dự tại nhiều điểm cầu của đại diện các sở, ngành liên quan của thành phố Đà Nẵng, các trường ĐH thành viên ĐHĐN, ĐH Huế, Trường ĐH Quy Nhơn, ĐH Nha Trang, ĐH Đà Lạt, ĐH Quảng Bình và nhiều doanh nghiệp, đối tác.
Toạ đàm là diễn đàn, cơ hội kết nối,
thúc đẩy phát triển KHCN và chuyển đổi số
Tọa đàm là cơ hội tiếp tục tăng cường liên kết, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi học thuật nhằm tạo nên sức mạnh cộng hưởng, đem lại cho sinh viên thêm nhiều cơ hội thực tập, việc làm, thể hiện tiếng nói của VKU và các trường ĐH đóng góp tích cực vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy hiện thực hoá Giấc mơ miền Trung, GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy-Chủ tịch FISU Việt Nam chia sẻ.
Tại sự kiện này, PGS.TS. Huỳnh Công Pháp-Hiệu trưởng VKU được đề cử làm Trưởng ban Ban điều hành lâm thời để chuẩn bị Đại hội lần thứ I, thành lập FISU khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Tin Trường ĐH CNTT&TT Việt-Hàn
và Trung tâm TT-HL& Truyền thông ĐHĐN