Vị trí công việc
Người làm việc trong lĩnh vực Logistics sẽ làm những công việc liên quan đến việc lên kế hoạch, thực thi và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa. Logistics là ngành có tốc độ phát triển nhanh tại Việt Nam và nước ngoài nên nhu cầu về nhân lực ngành này, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng. Sự phát triển nóng của dịch vụ Logistics khiến nguồn nhân lực ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại vị trí:
– Chuyên viên tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực logistics, vận tải, kho hàng, kinh doanh xuất nhập khẩu, tư vấn kinh doanh, sản xuất, phân phối, thương mại, bảo hiểm; đảm nhận các vị trí nghiên cứu chính sách tại các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư…
– Chuyên viên về xuất nhập khẩu, phụ trách kinh doanh trong thương mại quốc tế, vận tải ngoại thương, quản lý kho hàng, quản trị kho hàng, quản lý vận tải… tại các doanh nghiệp.
– Công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung…
– Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khách hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán…
– Chuyên viên lên kế hoạch hay phân tích: Chịu trách nhiệm tập hợp và phân tích dữ liệu, xác định vấn đề và phát triển những khả năng hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng.
– Chuyên viên thu mua: là người xác định nguồn hàng cung ứng, đánh giá và lựa chọn đơn vị cung ứng, đàm phán hợp đồng và giữ mối quan hệ hợp tác với những người cung ứng.
– Chuyên viên kiểm kê: Là người chịu trách nhiệm kiểm kê chất lượng và độ chính xác của hàng hóa, giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các kho hàng và chiến lược phân phối hàng hóa để tối ưu hóa dòng chảy công việc và năng suất lao động trong các cơ sở phân phối.
– Nhân viên quản lý hàng hóa: Công việc này sẽ là kết hợp với các nhân viên thu mua, phân phối và cung ứng để đảm bảo quá trình phân phát hàng hóa sao cho tin cậy và hiệu quả.
– Điều phối viên chuyên về vận tải: Quản lý các mối quan hệ với các nhà vận tải và khách hàng để đảm bảo hàng hóa được phân phát đúng thời hạn.
– Điều phối viên sản xuất/ Phân tích viên: phân tích số liệu và dự đoán nhu cầu sản xuất trong tương lai, lên kế hoạch sản xuất hàng hóa.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có cơ hội:
- Làm việc và thăng tiến nghề nghiệp trong cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh, các viện nghiên cứu, các cơ sở kinh doanh trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực Logistics & Chuỗi cung ứng
- Khởi nghiệp và thành đạt trong kinh doanh trong lĩnh vực logistics & chuỗi cung ứng
- Chuyên viên bộ phận dịch vụ và quản lý, giải pháp công nghệ Logistics và chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, sản xuất, vận hành; triển khai và quản lý các dự án sản xuất kinh doanh phức hợp trong lĩnh vực dịch vụ Logistics.
- Triển vọng trong tương lai có thể trở thành trưởng phòng, ban, giám đốc bộ phận, dự án, giám đốc kinh doanh hay chuyên gia phân tích, tư vấn, lãnh đạo...
Khả năng học tập sau khi ra trường:
- Đủ trình độ tham gia các khóa học, bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn về Logisitcs và Quản lý chuỗi cung ứng trong và ngoài nước;
- Đủ trình độ và kỹ năng để học bằng đại học thứ 2 của các ngành kinh tế liên quan;
- Đủ năng lực đăng ký học bậc sau đại học của ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các trường trong và ngoài nước
Mức lương
Đối với những vị trí mới tốt nghiệp và ít kinh nghiệm, mức lương ngành Logistics dao động từ 7 – 9 triệu/tháng. Mức lương sẽ tăng dần qua các năm khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn. Khi bạn đã lên đến vị trí cấp cao và trưởng nhóm thì mức lương của bạn thường sẽ tăng lên khá nhiều, dao động từ 15 đến 20 triệu/ tháng.
Có những doanh nghiệp Quản lý Logistics chỉ có mức lương khoảng 20- 40 triệu, nhưng cũng có những tổ chức đang chi trả cho vị trí này tới 80 – 100 triệu/tháng.
HOTLINE ☎: 0236 6552688 - Tư vấn online: CLICK HERE