Công nghệ thông tin là gì!?
Thuật ngữ này thường được sử dụng như một từ đồng nghĩa với máy tính và mạng máy tính, nhưng nó cũng bao hàm các công nghệ phân phối thông tin khác như truyền hình và điện thoại. Một số sản phẩm hoặc dịch vụ trong một nền kinh tế được kết hợp với công nghệ thông tin, bao gồm phần cứng máy tính, phần mềm, điện tử, chất bán dẫn, internet, thiết bị viễn thông và thương mại điện tử.
Nhu cầu nhân lực trong ngành công nghệ thông tin hiện nay
Theo báo cáo thị trường của TopDev, năm 2021 Việt Nam cần 450.000 nhân lực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần. Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu kinh doanh. Đáng chú ý là hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Năm 2022, Việt Nam sẽ thiếu đến 150.000 nhân lực khi nhu cầu thị trường tăng lên đến 530.000 người.
Nhu cầu tuyển dụng ngành Công nghệ thông tin những năm gần đây – Nguồn TopDev
Dự báo thiếu hụt nhân lực ngành Công nghệ thông tin giai đoạn 2019 - 2021
Học Công nghệ thông tin là học những gì?
Học Công nghệ thông tin bạn sẽ được học những kỹ năng cần thiết để chế tạo và sử dụng công nghệ (phần cứng, phần mềm và các công cụ bổ trợ khác). Đi sâu vào chuyên ngành này, các bạn sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính. Nếu yêu công nghệ, thích ngôn ngữ lập trình, thích khám phá nhiều ứng dụng mới thì Công nghệ thông tin chính là lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
Công nghệ thông tin là gì!?
Chương trình đào tạo ngành CNTT cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin bao gồm phần cứng và phần mềm. Ngành CNTT được chia thành 02 định hướng chuyên ngành là Kỹ thuật phần mềm va IoT-Robotics.
+ Kỹ thuật phần mềm - SE: là định hướng đào tạo liên quan đến quy trình phát triển phần mềm, cách thức hoạt động và kiểm thử nhằm tạo ra các phần mềm chất lượng cao, đáp ứng sự phát triển của các phẩm phần cứng cũng như ứng dựng vào cuộc sống.
+ IoT - Robotics: là định hướng chuyên ngành lai giữa công nghệ thông tin và công nghệ điện tử. IoT-Robotics là lĩnh vực thú vị dành cho những bạn yêu thích sự sáng tạo, khám phá, sự logic, hệ thống điều khiển, máy tính và điện tử, với các ngành nghề được quan tâm nhất hiện nay.
+ Ngoài ra, ngành CNTT có chương trình Kỹ sư toàn cầu (GIT). Chương trình GIT đào tạo những sinh viên ngành Công nghệ Thông tin ưu tú, năng động, thành thạo tiếng Anh và có kỹ năng nghiệp vụ tốt để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nguồn lao động quốc tế trình độ cao trong các lĩnh vực liên quan. Chương trình được tăng cường trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo tiêu chuẩn quốc tế;
Năm
I
Năm
II
Năm
III
Năm
IV
Năm
V
Sau
Đại Học
Học tiếng Anh và kiến thức giáo dục đại cương |
Học tiếng Anh và kiến thức cơ sở ngành |
Học kiến thức cơ sở ngành (Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, Chuyên ngành IoT-Robotics) |
|
Đồ án và khóa luận tốt nghiệp |
Làm việc tại doanh nghiệp Thạc sĩ Khởi nghiệp |
Kiến thức vững vàng, tiềm năng nghiên cứu sáng tạo |
Phát triển kỹ năng mềm và kỹ năng làm việc thực tế |
Làm việc như doanh nghiệp |
Kiến thức nền tảng
|
Kiến thức chuyên sâu
|
Kì 1 - Kiến thức nền tảng (Tập trung tiếng anh, các môn hướng nghiệp)
|
Kì 6 - Kiến thức chuyên ngành (On the job training, học theo dự án doanh nghiệp)
|
Kì 2 - Kiến thức nền tảng (Tập trung tiếng anh, lập trình căn bản)
|
Kì 7 - Kiến thức chuyên ngành
|
Kì 3 - Kiến thức cơ sở ngành (Tăng cường tiếng anh, lập trình cơ sở ngành)
|
Kì 8 - Kiến thức chuyên ngành
|
Kì 4 - Kiến thức cơ sở ngành (Tập trung: tiếng anh chuyên ngành, lập trình theo chuyên ngành)
|
Kì 9 - Đồ án/Khoá luận tốt nghiệp
|
Kì 5 - Kiến thức cơ sở ngành (Tăng cường tiếng anh chuyên ngành, kiến tập doanh nghiệp)
|
|
Thông tin tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin (hệ kỹ sư) tại VKU
Mã ngành: 7480201
Trình độ đào tạo: Đại học
+ Hình thức xét tuyển: 4 hình thức {xét điểm THPT 2021; xét học bạ; xét theo phương thức riêng của Trường; xét kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐHĐN phối hợp với ĐHQG TP.HCM tổ chức} và xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo
+ Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa: >=152 tín chỉ(TC) - chưa bao gồm các học phần Giáo dục thể chất (4TC), Tiếng Anh dự bị (5TC) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (quy đổi 8TC)
+ Thời gian đào tạo: 4,5 năm chia làm 9 học kỳ: Kỹ sư Công nghệ thông tin
Sinh viên có thể rút ngắn thời gian học toàn khóa tùy theo năng lực của mình.
HOTLINE ☎: 0236 6552688 - Tư vấn online: CLICK HERE